Móng cọc là giải pháp hiệu quả cho các công trình xây dựng trên nền đất yếu, đảm bảo độ bền vững và an toàn cho công trình trong suốt quá trình sử dụng. Cùng tìm hiểu móng cọc là gì? Cấu tạo và phân biệt các loại móng nhà phổ biến.
Móng cọc là gì?
Móng cọc, còn gọi là móng cọc bê tông, là loại móng hình trụ dài được chế tạo từ các vật liệu như bê tông hoặc cọc cừ tràm. Móng cọc được ép xuống đất bằng máy chuyên dụng để gia cố nền móng và nâng đỡ toàn bộ cấu trúc công trình xây dựng. Loại móng này thường được sử dụng cho các công trình có kết cấu lớn, nền đất yếu, dễ bị lún và sạt lở.
Cấu tạo của móng cọc
Kết cấu móng cọc bao gồm hai bộ phận chính:
- Cọc: Phần thân chính có chiều dài lớn hơn bề rộng tiết diện ngang, được đóng hoặc ép vào nền đất để cố định kết cấu công trình, ngăn ngừa sụt lún và nghiêng lệch.
- Đài cọc: Phần này dùng để liên kết các cọc và phân bổ tải trọng công trình lên các cọc.
Quy định khi thiết kế móng cọc
Khi thiết kế móng cọc, đơn vị thi công phải tiến hành khảo sát địa hình để chọn loại cọc phù hợp. Mô hình cọc cần tương thích với kết cấu công trình, khả năng chịu lực và độ sụt lún của nền đất. Lợi ích kinh tế của công trình cũng phải được đảm bảo.
Các quy định riêng cho từng loại móng cọc:
- Móng cọc đài thấp: Nằm thấp hơn mặt đất, yêu cầu tính toán kích thước cọc và đài cọc, xác định sức chịu tải và số lượng cọc cần thiết, cùng với bố trí cọc trong nền móng.
- Móng cọc nhà dân: Dành cho các công trình nhà thấp hoặc nhà kẹp khe trên phố, nhằm giảm xung đột gây sứt mẻ giữa các nhà liền kề.
- Móng cọc cừ tràm: Sử dụng cho nền đất yếu, diện tích nhỏ, với chiều dài cọc từ 3m đến 6m và mật độ đóng khoảng 25 cọc/m². Khi sử dụng cọc cừ tràm, cần chú ý đến địa thế xung quanh và tác động của nước ngầm.
Xem thêm: Bê tông tươi là gì?
Các loại móng cọc phổ biến
Hiện nay, có hai loại móng cọc phổ biến:
- Móng cọc đài thấp: Loại móng này nằm dưới mặt đất và được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực bị động của đất ở độ sâu đặt móng tối thiểu. Móng cọc đài thấp chỉ chịu nén và không chịu tải trọng uốn.
- Móng cọc đài cao: Đài cọc nằm cao hơn mặt đất, với chiều sâu móng nhỏ hơn chiều cao cọc. Móng cọc đài cao chịu cả tải trọng nén và tải trọng uốn.
Phân biệt móng bè, móng cọc và móng băng
Móng băng, móng bè và móng cọc là những loại móng phổ biến, được chọn tùy theo địa hình, nền đất và quy mô xây dựng. Dưới đây là sự phân biệt các loại móng này:
Đặc điểm | Móng băng | Móng bè | Móng cọc |
Thành phần, hình dáng | Gồm một lớp bê tông lót mỏng hoặc bản mỏng trải rộng bên dưới nền móng. Được chia thành móng băng độc lập (băng một phương) hoặc giao nhau hình chữ thập (băng hai phương) tạo thành khối thống nhất, có công dụng đỡ kết cấu tòa nhà. | Gồm một lớp bê tông mỏng nằm sâu dưới dầm móng hoặc trải rộng bên dưới công trình. | Sử dụng cọc tròn hoặc cọc vuông bê tông cốt thép, kết hợp với máy chuyên dụng để ép cọc sâu vào lòng đất. Móng cọc truyền tải trọng công trình xuống lớp đất đá bên dưới và xung quanh, đảm bảo sự chắc chắn cho công trình. |
Công trình phù hợp | Công trình có diện tích vừa, không quá rộng. Công trình có nền đất xấu, không đảm bảo. | Công trình có tải trọng nhỏ, chiều cao thấp. Công trình nền đất tốt, chiều dày lớp địa tầng lớn, ổn định. | Công trình có tải trọng lớn. Công trình xây dựng trên nền đất yếu. Nhà phố cao tầng. |
Ưu điểm | Truyền đều tải trọng công trình cho hệ thống cọc bê tông bên dưới nếu tâm tải trọng trên đặt trùng với tâm tải trọng của móng băng. Giảm áp lực xuống đáy móng, hạn chế tình trạng sụt lún, lún lệch giữa các cột. Nếu hẻm quá nhỏ, dưới 1,6m, máy ép cọc không vào được có thể sử dụng móng băng thay thế móng cọc. | Thi công nhanh, tiết kiệm chi phí nếu áp dụng cho công trình phù hợp. | Chịu lực tốt, giá thành phải chăng, thời gian thi công nhanh chóng. Độ bền cao ngay cả khi sử dụng cho nền đất yếu. Giúp quá trình nâng tầng dễ dàng, thuận lợi. Cọc ép neo chịu tải từ 40 – 60 tấn. Cọc ép tải chịu tải trên 60 tấn. Cọc khoan nhồi chịu tải tốt, phổ biến trong thi công móng nhà cao tầng. |
Nhược điểm | Không thể thi công tại địa hình nhiều đất bùn yếu, bề mặt không ổn định. Độ ổn định chỉ ở mức tương đối. Tình trạng lật, trượt khi momen lực ngang cao có thể xảy ra. Thi công phức tạp nếu mực nước mặt nằm sâu bên dưới. | Chỉ áp dụng cho công trình đáp ứng đặc điểm về nền đất, địa chất. Nếu lớp địa chất bên dưới không đảm bảo, dễ bị lún, lún lệch. Khi bị lún, khó hàn gắn nứt vỡ trong kết cấu ban đầu, làm giảm tuổi thọ, độ bền công trình. Đổ bê tông toàn khối ở các khớp nối không xử lý kỹ sẽ giảm khả năng chịu lực, gây khó khăn khi chống thấm tầng hầm. Có thể hình thành cung trượt, dẫn đến sạt lở móng khi công trình liền kề thi công hố móng. |
Tìm hiểu thêm: Giác móng là gì? Kỹ thuật giác móng nhà chính xác, nhanh chóng
Trên đây là thông tin về móng cọc để các bạn tham khảo. Dựa vào đặc điểm địa hình nền đất và quy mô công trình, các bạn có thể lựa chọn loại móng và phương án thi công phù hợp nhất để đạt hiệu quả cao.
Có thể bạn quan tâm
Mái che sân vườn cho không gian ngoài trời hiện đại
Mái che sân vườn là một cấu trúc xây dựng được lắp đặt ngoài trời,
Th7
Ghế nhựa giả gỗ ngoài trời
Ghế gỗ nhựa ngoài trời là sự lựa chọn lý tưởng cho những không gian
Th6
Lựa chọn nội thất cho nhà chòi sân vườn
Nhà chòi sân vườn không chỉ là nơi để thư giãn và giải trí mà
Th5
Bật mí 7 loại vật liệu làm vách ngăn phòng ngủ được ưa chuộng nhất
Vách ngăn phòng ngủ góp phần quan trọng trong việc phân chia không gian, tiết
Th5
Diện tích thông thủy là gì? Cách tính diện tích thông thủy
Diện tích thông thủy là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực xây
Th5
Các phong cách thiết kế nội thất nhà phố đang thịnh hành tại Việt Nam
Một ngôi nhà bắt mắt và cuốn hút khi nó sở hữu thiết kế nội
Th5
Gỗ nhựa là gì, ưu nhược điểm và ứng dụng
Nhắc đến gỗ nhựa là nhắc đến dòng vật liệu tổng hợp mới sở hữu
Th4
Kinh nghiệm chọn màu sơn nhà bên ngoài đẹp ai nhìn cũng thích
Màu sơn ngoại thất đẹp không chỉ giúp tăng vẻ đẹp cho ngôi nhà, thể
Th4