Nhấn vào ô màu cam đang hiển thị số đo để nhập số chính xác cần tra cứu ở đơn vị mm. Quy đổi: 1cm = 10mm. 1m = 100cm = 1000mm.
Ví dụ: tôi cần kiểm tra số đo 1 mét thì sẽ nhập vào 1000.
Nhập xong nhấn enter, thước sẽ tự động hiển thị kết quả.
Cách xem số tốt hay xấu trên thước lỗ ban online
Trong thước đo có nhiều vạch đỏ mang nhiều ý nghĩa các cung tốt đẹp khác nhau. Một vài các cung ví dụ như nạp phúc, đăng khoa… (là tốt), thất thoát, tự tuyệt (là xấu). Do đó các nhà xây dựng, nhất là thợ mộc đều coi trọng Thước Lỗ Ban này để làm nhà cửa cho tốt đẹp và mọi việc đều hanh thông. Ngoài những vạch xấu không nên dùng thì những vạch có chỉ số tốt đẹp cũng phải được dùng hợp lý. Ví dụ nếu nhà gia chủ xây để ở thì nên dùng chỉ số màu đỏ thước Lỗ ban có ý nghĩa như hút tinh (phúc đến), hỉ sự (vui mừng), lục hạp (hòa thuận)… đối với cửa hàng ăn uống thì dùng chỉ số THƯỚC LỖ BAN như thêm đinh (thêm người), đại cát (tốt lành).
Đối với các công ty thì dùng: Thuận khoa (thuận lợi), đăng khoa (lên chức), đại cát (tốt lành)… đối với chùa chiền thì: thiên đức (đức trời), thêm đinh (thêm người)… đối với nhà kho (đặc biệt là những nhà kho mang tính chất dự trữ quốc gia cho cả nước) thì dùng: thiên khố (kho của), tiến bảo (dâng báu), thuận khoa (thuận lợi), hỉ sự (vui mừng)… Những cặp vợ chồng nào chung sống với nhau nhiều năm mà chưa có quý tử nối dõi thì gia chủ nên coi lại nhà cửa. Tốt nhất nên dùng số đỏ Lỗ ban này ví dụ như hút tinh (phúc đến), thiên đức (đức trời), nạp phúc (được phúc), đặc biệt là: thêm đinh (thêm người). Ngoài ra trong phòng ngủ gia chủ phải cần thêm một số vật khí phong thủy để tượng trưng cho sự tốt đẹp về đường con cái. Tuy không hẳn là 100% nhưng có thành tâm thì thiết nghĩ sẽ đạt được mong muốn. Ngoài ra, gia chủ nên nhớ một điều phải làm việc thiện cho chúng sanh. Vì sao? Đức Năng Thắng Số là chuyện có thật, vì vậy cần phối hợp đủ thứ để đạt được nguyện vọng tốt nhất!.
Ý nghĩa các cung trên thước lỗ ban
Cung trên thước đo khoảng thông thủy (52.2cm)
Thước 52.2cm chuyên dùng để đo cửa đi, cửa sổ, lỗ thoáng và không gian thông thuỷ của các tầng nhà. Các kích thước này được tạo bởi sự giới hạn trong một không gian vật chất, chính vì thế nó cũng biểu thị sự ảnh hưởng của những kích thước không gian đó đối với con người thông qua sự thay đổi các kích thước này.
Thước đo lô ban thông thủy có chiều dài quy đổi ra hệ mét là L = 0,52 mét, như vậy mỗi cung cho kích thước là 0,065 mét. Thứ tự các cung đo từ trái sang phải là: Quý nhân – Hiểm hoạ – Thiên tai – Thiên tài – Phúc lộc – Cô độc – Thiên tặc – Tể tướng.
Ý nghĩa và cách tính các cung như sau:
1. Cung Quý nhân Gặp cung này gia cảnh được khả quan, làm ăn phát đạt, bạn bè trung thành, con cái thông minh hiếu thảo Cách tính = n x L + (0,15 đến 0,065)
2. Cung hiểm hoạ Gặp cung hiểm hoạ gia chủ sẽ bị tán tài lộc, trôi dạt tha phương, cuộc sống túng thiếu, gia đạo có người đau ốm, con cái dâm ô hư thân mất nết, bất trung bất hiếu Cách tính = n x L + (0,07 đến 0,13)
3. Cung thiên tai Gặp cung này coi chừng ốm đau nặng, chết chóc, mất của, vợ chồng sống bất hoà, con cái gặp nạn Cách tính = n x L + (0,135 đến 0,195)
4. Cung thiên tài Gặp cung thiên tài chủ nhà luôn may mắn về tài lộc, năng tài đắc lợi, con cái được nhờ vả, hiếu thảo, gia đạo chí thọ, an vui Cách tính = n x L + (0,20 đến 0,26)
5. Cung phúc lộc Tại cung phúc lộc chủ nhà luôn gặp sung túc, phúc lộc, nghề nghiệp luôn phát triển, năng tài đắc lợi, con cái thông minh, hiếu học, gia đạo yên vui Cách tính = n x L + (0,265 đến 0,325)
6. Cung cô độc Cung này gia chủ hao người, hao của, biệt ly, con cái ngỗ nghịch, tửu sắc vô độ đến chết Cách tính = n x L + (0,33 đến 0,39)
7. Cung thiên tặc Gặp cung thiên tặc phải coi chừng bệnh đến bất ngờ, hay bị tai bay vạ gió, kiện tụng, tù ngục, chết chóc Cách tính = n x L + (0,395 đến 0,455)
8. Cung tể tướng Cung tể tướng tạo cho gia chủ hanh thông mọi mặt, con cái tấn tài danh, sinh con quý tử, chủ nhà luôn may mắn bất ngờ Cách tính = n x L + (0,46 đến 0,52)
* Trong đó: L = 0,52 mét n = 0; 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10; … Có 4 cung tốt là: Quý nhân – Thiên tài – Phúc lộc – Tể tướng
Thước lô ban 42.9cm (dương trạch)
Đo kích thước đặc có nghĩa là đo phủ bì các vật thể là những chi tiết của những công trình hoặc đồ vật trong nội thất ngôi nhà.
Thước đo kích thước đặc có 8 cung như sau: Tài – Bệnh – Ly – Nghĩa – Quan – Kiếp – Hại – Bản
1. Tài: Có nghĩa là tài gồm: – Tài đức: có tài và có đức – Báo khố: có kho quý – Đạt được sáu điều ưng ý – Nghênh phúc: Đón điều phúc
2. Bệnh: Có nghĩa là bệnh gồm: – Thoát tài: mất tiền – Công sự: bị đến cửa quan – Lao chấp: bị tù đày – Cô quả: đơn lẻ
3. Ly: Có nghia là xa cách gồm: – Trưởng khố: cầm cố đồ đạc – Kiếp tài: của cải mắc tài – Quan quỷ: công việc kém tối – Thất thoát: bị mất mát
4. Nghĩa: Có nghĩa là đạt được điều hay lẽ phải gồm: – Thêm dinh: thêm người – Ích lợi: có lợi, có ích – Quý tử: sinh con quý tử – Dại cát: nhiều điều hay
5. Quan: Có nghĩa là người chủ gồm: – Thuận khoa: tiến đường công danh – Hoành tài: tiền nhiều – Tiến ích: ích lợi tăng – Phú quý: Giầu sang
6. Kiếp: Có nghĩa là tai nạn gồm: – Tử biệt: chết chóc – Thoái khẩu: mất người – Ly hương: bỏ quê mà đi – Tài thất: mất tiền
7. Hại: Có nghĩa là bị xấu gồm: – Tai chi: tai nạn đến – Tử tuyệt: chết chóc – Bệnh lâm: mắc bệnh – Khẩu thiệt: cãi nhau
8. Bản: Có nghĩa là gốc gồm: – Tài chí: tiền tài đến – Đăng khoa: đỗ đạt – Tiến bảo: Được dâng của quý – Hưng vượng: làm ăn phát đạt
Như vậy trong 8 cung nói trên chỉ có 4 cung là tốt gồm: Tài – Nghĩa – Quan – Bản
Khi chọn kích thước thì chỉ nên chọn theo 4 cung này Để đo kích thước đặc có hai loại khác nhau – Thước đo chi tiết nhà có chiều dài mỗi cung là 53,62 mm – Thước đo đồ nội thất có chiều dài mỗi cung là 48,75 mm Sau đây là cách tính kích thước các cung:
** Thước đo chi tiết nhà Tài = n x L + (0,010 đến 0,053) Bệnh = n x L + (0,055 đến 0,107) Ly = n x L + (0,110 đến 0,160) Nghĩa = n x L + (0,162 đến 0,214) Quan = n x L + (0,216 đến 0,268) Kiếp = n x L + (0,270 đến 0,321) Hại = n x L + (0,323 đến 0,375) Bản = n x L + (0,377 đến 0,429)
* Trong đó: n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 … L = 0,429 mét
Thước lô ban 38.8cm (Âm phần)
Thước lỗ ban 38,8 hay còn gọi là thước lỗ ban 39 hoặc thước 39. Thước này dùng cho các việc đo đạc liên quan tới âm phần. Nhiều người khi sử dụng thước lỗ ban vẫn có thói quen mua sẵn ngoài hàng, gặp thước gì dùng thước đấy, cũng không phân biệt được các vật thể, yếu tố cần đo thuộc âm phần hay dương trạch để có cách đo, cách sử dụng thước cụ thể.
Một kích thước có thể rất đẹp khi dùng thước 52 nhưng lại vào cung tuyệt mạng khi dùng thước 39, 43. Đây là điều rất tai hại trong phong thủy gây nhiều hệ lụy cho cuộc sống sau này.
Các cung trong thước lô ban âm phần (lỗ ban 38.8cm)
Tài = n x L + (0,010 đến 0,048) Bệnh = n x L + (0,050 đến 0,097) Ly = n x L + (0,100 đến 0,146) Nghĩa = n x L + (0,150 đến 0,195) Quan = n x L + (0,200 đến 0,240) Kiếp = n x L + (0,245 đến 0,290) Hại = n x L + (0,295 đến 0,340) Bản = n x L + (0,345 đến 0,390)
* Trong đó: n = 1; 2; 3; 4; 5; 6; 7; 8; 9; 10 … L = 0,388mét
Nguồn gốc của thước lỗ ban
Thước Lỗ Ban là một dụng cụ đo đạc giúp thợ mộc, thợ xây xác định các cung tốt – xấu, các số được cho là may mắn theo phong thủy. Dụng cụ này được đặt tên theo người phát minh ra, đó chính là Lỗ Ban. Ông được xem như ông tổ nghề mộc ở nước Lỗ thời Xuân Thu (tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc hiện giờ).
Phân loại thước lô ban
Hiện nay có ba loại thước lỗ ban gồm:
Thước lỗ ban 52.2cm (Khoảng không thông thủy): Đây là loại thước lấy độ dài 52.2cm để chia các cung tốt và xấu. Thước này thường dùng để đo khối rỗng, các khoảng thông thủy trong nhà như: Ô cửa sổ, ô tháng, cửa chính, cả đi, cửa sổ.
Thước lỗ ban 42.9cm (Dương trạch): Chuyên dùng cho khối xây dựng như khi xây bếp, bệ, bậc. Thước này phân chia các số tốt xấu ở mức 42.9cm.
Thước lỗ ban 38.8cm (Âm phần): Sử dụng đo kích thước mồ mã, tiểu quách hay các đồ nội thất như bàn thờ, tủ, ghế,
Vì sự khác biệt ở ba loại thước trên mà với một số đo cụ thể nào đó, ta có những kết quả khác nhau như trên đỏ nhưng dưới lại đen, trên tốt dưới xấu. Với trường hợp này bạn có thể dịch chuyển, tăng giảm số đo ban đầu để có kết quả tốt hơn.
Nhiều người không để ý đến sự khác nhau này mà thường bị nhầm lẫn, dùng thước không tương ứng với mục đích nên rất hay bị sai khi đo đạt.
Sơ lược tiểu sử Lỗ Ban - ông tổ nghề mộc
Lỗ Ban – ông tên thật là Công Du Ban, họ Công Du , tên Ban. Ông thuộc dòng dõi công tộc nước Lỗ, cư trú ở vùng Khúc Phụ, Sơn Đông ngày nay. Ông là thợ thủ công người nước Lỗ đầu thời Chiến Quốc trong lịch sử Trung Quốc, cũng còn gọi là Công Du Tử.