Diện tích thông thủy là một khái niệm khá quen thuộc trong lĩnh vực xây dựng. Tuy nhiên, thuật ngữ này còn khá xa lạ với nhiều người. Bài viết này sẽ giúp bạn có những hiểu biết cơ bản về thuật ngữ này. Ngoài ra, còn giúp bạn nắm bắt một số thông tin về vấn đề cách đo diện tích như thế nào cho chính xác. Điều này đặc biệt quan trọng trong quá trình mua bán nhà đất.
Khái niệm diện tích thông thủy
Thông thủy là từ Hán- Việt có nghĩa là những khu vực nước có thể chảy qua được mà không bị cản lại. Diện tích thông thủy cụ thể là diện tích sử dụng căn hộ. Bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, logia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó.
- Diện tích thông thủy là gì
Diện tích thông thủy (diện tích lọt lòng) không tính tường bao quanh ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ diện tích sàn có cột và hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Công thức tính diện tích thông thủy:
Diện tích thông thủy = {Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích ở} – {Diện tích tường bao quanh + tường phân chia căn hộ + diện tích sàn có cột + hộp kỹ thuật}
- Diện tích lọt lòng là diện tích sử dụng thực tế, không tính tường bao quanh ngôi nhà.
Diện tích tim tường và thông thuỷ là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Nếu như diện tích thông thủy là diện tích lọt lòng thì diện tích tim tường lại là cách tính diện tích đo từ tâm tường gồm tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ. Do đó, diện tích tim tường còn được gọi là diện tích sàn xây dựng.
Cách tính diện tích tim tường:
Diện tích tim tường = Diện tích tường ngăn phòng + diện tích ban công, logia + diện tích để ở.
Tại sao phải xác định diện tích lọt lòng?
Diện tích thông thủy có vai trò với cả người mua và người bán. Việc xác định diện tích lọt lòng giúp người mua xác định được diện tích sử dụng thực tế so với diện tích phải bỏ tiền ra để trả.
Diện tích lọt lòng càng sát với diện tích bao ngoài càng tốt. Vì còn tuỳ thuộc điều kiện kiến trúc, kết cấu mà diện tích thông thuỷ có thể mở rộng đến mức nào đó lớn nhất có thể.
- Khi mua nhà người mua cần xác định được diện tích sử dụng để tránh phải trả giá cao hơn so với thực tế.
Khi mua nhà, nhiều người thường không để ý đến diện tích sử dụng căn hộ hay diện tích sàn xây dựng mà chỉ biết diện tích được thể hiện trong giấy tờ mua bán. Nếu không để ý hai loại diện tích này sẽ khiến người mua bị thiệt hại.
Ngoài ra đối với người thiết kế xây dựng hay kiến trúc sư, mục đích của họ phải thiết kế kiến trúc và kết cấu sao cho diện tích thông thuỷ là lớn nhất và thông suốt nhất để phù hợp với công năng chính của căn hộ hay phòng ốc đó.
>>> Có thể bạn quan tâm: Cây trong nhà đẹp
Theo Khoản 2, Điều 101 Luật Nhà ở 2014 có quy định như sau:
“2. Diện tích sử dụng căn hộ hoặc phần diện tích khác trong nhà chung cư thuộc sở hữu riêng của chủ sở hữu nhà chung cư được tính theo kích thước thông thủy. Bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ, diện tích ban công, lô gia (nếu có) và không tính diện tích tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ.
Khi tính diện tích ban công thì tính toàn bộ diện tích sàn; trường hợp ban công có phần diện tích tường chung thì tính từ mép trong của tường chung.”
- Bản vẽ thiết kế căn hộ chung cư
Trong các mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư, ở Điều 1: Giải thích từ ngữ thường có định nghĩa phần “diện tích sử dụng căn hộ” như sau:
Diện tích sử dụng căn hộ” là diện tích sử dụng riêng của căn hộ mua bán được tính theo kích thước thông thủy và được ghi vào Giấy chứng nhận cấp cho người mua, bao gồm cả phần diện tích tường ngăn các phòng bên trong căn hộ và diện tích ban công, lô gia (nếu có) gắn liền với căn hộ đó.
Không tính tường bao ngôi nhà, tường phân chia các căn hộ, diện tích sàn có cột, hộp kỹ thuật nằm bên trong căn hộ….