Bê tông nhẹ được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng xây dựng khác nhau, từ nhà ở, văn phòng đến các công trình công nghiệp, nhờ vào những ưu điểm vượt trội về trọng lượng và khả năng cách nhiệt. Vậy bê tông nhẹ là gì? Tìm hiểu các loại bê tông nhẹ phổ biến hiện nay.

Bê tông nhẹ là gì?

Bê tông nhẹ, hay còn gọi là bê tông siêu nhẹ (Lightweight Concrete), là một loại vật liệu xây dựng mới mẻ tại Việt Nam. Đây là loại bê tông được sản xuất thông qua công nghệ chưng áp suất cao hoặc kết hợp với các nguyên liệu đặc thù như cốt sợi, hạt xốp EPS, bột nhôm… để tạo ra hỗn hợp bê tông có trọng lượng nhẹ hơn nhiều so với bê tông thông thường.

Bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội
Bê tông nhẹ có nhiều ưu điểm vượt trội

Thành phần của bê tông nhẹ bao gồm cốt liệu keramzit (các viên đất sét nung nở), xi măng và cát. Cốt liệu nhẹ này giúp giảm trọng lượng đáng kể so với bê tông thông thường. Trong khi bê tông truyền thống có khối lượng lên đến 2500 kg/m3, bê tông nhẹ chỉ dao động từ 1200-1900 kg/m3. Chính nhờ đặc điểm này mà bê tông nhẹ được gọi là bê tông siêu nhẹ.

Đặc điểm của bê tông nhẹ

Khi nhắc đến bê tông, người ta thường nghĩ đến một loại vật liệu nặng, kết hợp với cốt thép tạo ra kết cấu chịu lực nén và uốn tốt, gia tăng độ bền vững cho công trình. Tuy nhiên, trọng lượng lớn lại là một nhược điểm của loại vật liệu này. Chính vì thế, bê tông siêu nhẹ đã ra đời như một giải pháp đột phá cho ngành xây dựng.

Bê tông bọt khí
Bê tông nhẹ có khả năng chịu lực tốt, chịu nước tốt

Bê tông nhẹ không chỉ giảm trọng lượng đáng kể mà còn được cải tiến để có thêm các tính năng ưu việt như cách âm, cách nhiệt, chống nóng và chống cháy. Cụ thể:

  • Chống nóng: Bê tông nhẹ có khả năng chống nóng xuất sắc, vì vậy, các tấm bê tông nhẹ đúc sẵn hoặc gạch siêu nhẹ thường được sử dụng cho sân thượng và mái nhà.
  • Chống cháy: Với hệ số dẫn nhiệt rất thấp, bê tông nhẹ không chỉ hiệu quả trong cách nhiệt, giúp giữ ấm vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè, tiết kiệm năng lượng, mà còn chịu nhiệt lên đến 1200 độ C, giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn.
  • Cách âm: Nhờ cấu trúc bọt khí trong vật liệu, bê tông nhẹ có khả năng hấp thụ âm thanh tốt, mang lại hiệu quả cách âm cao cho ngôi nhà của bạn.

Ứng dụng của bê tông nhẹ là gì?

Bê tông nhẹ có hai dạng kết cấu chính: gạch xây và tấm bê tông đúc sẵn. Do đó, vật liệu này có thể được ứng dụng trong các hạng mục sau:

Làm tường vách

Với trọng lượng nhẹ cùng khả năng chống nóng và cách âm tốt, bê tông nhẹ rất thích hợp để làm tường bao và vách ngăn cho ngôi nhà. Gạch AAC và tấm ALC được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, đảm bảo độ chính xác cao và bề mặt tường hoàn thiện đạt thẩm mỹ cao.

Làm sàn lắp ghép

Bê tông nhẹ cũng được sử dụng để lát sàn. Các tấm sàn lắp ghép giúp thi công nhanh chóng, đơn giản và giảm chi phí. Bằng cách gia cường thêm cốt thép chịu lực, sàn bê tông nhẹ sẽ đảm bảo độ ổn định và khả năng chịu lực tốt.

Tôn nền

Bê tông nhẹ cũng được sử dụng để tôn nền, đặc biệt trong các công trình cao tầng, giúp giảm tải trọng. Gạch siêu nhẹ đảm bảo độ chịu lực và tính ổn định trong quá trình sử dụng.

Xem thêm: Xi măng pooc lăng là gì?

Các loại bê tông nhẹ phổ biến hiện nay

Bê tông nhẹ bao gồm nhiều loại, trong đó có các dòng gạch không nung thân thiện với môi trường. Dưới đây là chi tiết về từng loại bê tông nhẹ:

Bê tông khí chưng áp (AAC và ALC)

Bê tông khí chưng áp AAC (Autoclaved Aerated Concrete) là hỗn hợp cát, tro bay, xi măng và vôi được dưỡng bằng hơi nước ở áp suất cao, tạo ra gạch có kích thước 100mm x 200mm x 600mm. Gạch AAC được ưa chuộng vì đặc tính siêu nhẹ, độ bền cao, chống cháy, cách âm và chống thấm tốt, phù hợp với khí hậu nóng ẩm.

Bê tông nhẹ AAC
Bê tông khí chưng áp AAC

Được phát minh từ những năm 1920, bê tông khí chưng áp thường được đúc sẵn hoặc sản xuất theo dây chuyền. Loại bê tông này có khả năng cách âm, cách nhiệt, chống cháy và chống nóng, thường được sử dụng để lát sàn và làm tường vách.

Bê tông nhẹ ALC

Bê tông nhẹ ALC thường được sử dụng lát sàn, trần – tường

ALC (Autoclaved Lightweight Concrete): Tấm bê tông nhẹ (panel ALC) được ứng dụng trong lát sàn, làm trần và tường cách nhiệt. Tấm ALC có kích thước khoảng 1200mm x 600mm x 100mm, đảm bảo các tiêu chí trọng lượng nhẹ, chống cháy, chống nóng, cách âm và dễ thi công.

Bê tông bọt khí (CLC)

Bê tông bọt khí không chưng áp, hay bê tông CLC (Cellular Lightweight Concrete), có cấu trúc bên trong là các bọt khí nhỏ liên kết chặt chẽ với nhau. Nguyên liệu bao gồm xi măng, cát vàng, thạch cao, bột nhôm và các chất phụ gia tạo bọt khí.

Ưu điểm của CLC có trọng lượng nhẹ, chỉ bằng 1/3 đến 1/4 bê tông thông thường (600 – 800kg/m³). Sản xuất có phần thủ công, chi phí thấp hơn nhưng bề mặt không được láng mịn như AAC hay ALC.

Bê tông EPS

Bê tông nhẹ EPS (Expanded Polystyrene Concrete) hay bê tông hạt xốp, bao gồm hỗn hợp xi măng, cát, nước, hạt xốp EPS và các chất phụ gia.

Bê tông EPS
Bê tông EPS là bê tông hạt xốp gồm hỗn hợp xi măng, cát, nước, hạt xốp EPS

Ưu điểm của bê tông EPS là trọng lượng nhẹ, cách nhiệt và chống cháy tốt. Tuy nhiên, loại vật liệu này thường gặp vấn đề nứt bề mặt.

Với giá thành tương đương tấm ALC, lựa chọn giữa EPS và ALC tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích sử dụng.

Bê tông nhẹ Cemboard

Bê tông nhẹ Cemboard là dạng xi măng cốt sợi dạng tấm cứng, kích thước tiêu chuẩn 1220mm x 2440mm với nhiều độ dày khác nhau. Nguyên liệu gồm xi măng Portland, cellulose, cát siêu mịn Silica, đá vôi, được ép cường độ cao tạo thành sản phẩm dạng tấm.

Bê tông nhẹ Cemboard
Bê tông nhẹ Cemboard là dạng xi măng cốt sợi dạng ấm cứng

Ưu điểm của bê tông nhẹ Cemboard rất dẻo dai, chịu nước, chống cháy, không cong vênh, thường được ứng dụng làm tường, vách, lót sàn.

Bê tông nhẹ Xuân Mai

Bê tông Xuân Mai là dạng sàn lắp ghép từ dầm PPP chịu lực, các tấm bê tông nhẹ hoặc gạch block lỗ rỗng, lưới thép cố định và một lớp bê tông mỏng khoảng 4cm tạo thành bề mặt sàn.

Tham khảo thêm: Nhà mái Nhật – Xu hướng thiết kế hiện đại, thu hút

Các loại bê tông nhẹ này mang lại nhiều lợi ích trong xây dựng nhờ đặc tính nhẹ, bền và khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, góp phần giảm chi phí và thời gian thi công.